Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là sự tu dưỡng

Muốn giữ vững sự bình tĩnh và và yên ổn trong tâm thì một người phải học được cách thờ ơ, giữ thái độ được mất tùy duyên với mọi vật ngoài thân. Bởi vật gì thì cũng sẽ có lúc được lúc mất, có sống có chết.

Có một vị sư thầy nổi tiếng yêu thích hoa lan, ông trồng được rất nhiều giống lan nổi tiếng và quý hiếm, thường ngày ngoài những lúc niệm kinh ông luôn dốc lòng, tỉ mỉ chăm sóc nhưng cây hoa lan của mình. Một ngày nọ, vị sư thầy muốn ra ngoài ngao du một thời gian, trước khi đi ông dặn dò và giao cho đồ đệ của mình nhiệm vụ phải chăm sóc thật tốt tất cả những cây hoa lan trong chùa. 

Kết quả, có một người đồ đệ trong lúc tưới hoa đã không cẩn thận làm đổ cả giàn hoa lan, những chậu lan rơi xuống vỡ tan tành khiến những gốc lan cũng rơi dầy trên đất.

Người đồ đệ ấy khi ấy vô cùng sợ hãi, cậu thầm nghĩ: Sư phụ trở về nhìn thấy những gốc lan mà ông yêu quý biến thành như vậy, không biết sẽ tức giận đến mức nào đây?

Sau khi sư thầy trở về, người đồ đệ lập tức đến và quỳ trước mặt sư phụ xin chịu phạt, nào ngờ sư thầy chẳng những không tức giận, ngược lại còn an ủi người đệ tử kia, ông nói: “Ta trồng những chậu lan kia, mục đích không phải là để khiến bản thân tức giận.”

Muốn giữ vững sự bình tĩnh và và yên ổn trong tâm thì một người phải học được cách thờ ơ, giữ thái độ được mất tùy duyên với mọi vật ngoài thân. Bởi vật gì thì cũng sẽ có lúc được lúc mất, có sống có chết.

Ngay cả cuộc đời ta cũng chỉ có vài lần mười năm, chớp mắt cũng sẽ trôi qua, thế nên hà tất khiến cho bản thân phải sống những ngày tháng chẳng vui vẻ ấy?

Giáo lý nhà Phật cho rằng, việc nổi giận có thể làm mất đi mọi phúc lộc công đức mà người ta tích lũy được.

Vì thế khi gặp phải những chuyện không như ý hãy bình tĩnh lại và nói với bản thân rằng: “Không sao đâu, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua thôi.” Sống vui vẻ mỗi ngày, cuộc đời này mới trôi qua mà bị không lãng phí.

Theo: Phật Giáo Việt Nam

Post a Comment

0 Comments