Các nhóm đối tượng khó khăn ở Bình Dương sẽ được hỗ trợ
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương vừa có hướng dẫn, bổ sung nội dung giải quyết hỗ trợ theo Quyết định số 9 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. Trong đó, về đối tượng được hỗ trợ xác định lại gồm:
1. Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên lề đường không có điểm cố định;
2. Thu gom rác, phế liệu; bốc vác;
3. Vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô 2 bánh và các phương tiện khác có trọng tải 500kg trở xuống; lái xe mô tô 2 bánh chở khách;
4. Bán vé số lưu động;
5. Lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng;
6. Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú ăn uống, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);
7. Người lao động làm việc trong các loại hình dịch vụ như: phòng tập thể hình, nhà hàng tiệc cưới, phòng tập yoga, tụ điểm vui chơi giải trí, hát với nhau, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, phòng game, quán bar, cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ, massage, vật lý trị liệu;
8. Người làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp (chăm sóc vườn, cạo mủ cao su, làm cỏ, be bờ, đắp mương, chăm sóc thu hái rau củ quả, cưa cây ...); người làm thuê trong lĩnh vực dịch vụ (nhận giữ trẻ, chăm sóc trẻ tại nhà, giúp việc gia đình, nhận làm hàng gia công, sửa chữa ô tô, xe gắn máy, thợ hàn, thợ tiện, thợ điện, thợ sơn mài, thợ điêu khắc, tài xế ô tô); người làm thuê cho các cửa hàng hộ gia đình;
Người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp không hoặc có giao kết hợp đồng lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng chưa tham gia Bảo hiểm xã hội.
9. Người lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp nhưng chưa giao kết hợp đồng lao động hoặc chưa tham gia Bảo hiểm xã hội.
Không cần phô tô giấy tờ, không phân biệt thường trú và tạm trú
Việc lập danh sách, theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương, chỉ cần các đối tượng trên đang có mặt trong thời điểm lập danh sách. Không phân biệt người dân thường trú hoặc đang ở nhà trọ, nhà thuê (tính luôn cả người tạm trú nhưng chưa đăng ký tạm trú, tạm vắng với chính quyền địa phương).
Về thủ tục, đối với người lao động thuộc nhóm 1-8 thì nhận đơn đăng ký hưởng chính sách thông qua: Tổ trưởng dân phố, Trưởng khu/ấp, Tổ COVID cộng đồng, chủ nhà trọ hoặc các đầu mối khác cho chính quyền cấp xã phân công. Người lao động chỉ cần kê khai và cam kết nội dung để nộp, không cần phô tô gửi kèm bất cứ loại giấy nào.
Đối với người lao động nhóm 9 thì người sử dụng lao động lập danh sách đề nghị hỗ trợ gửi Ủy ban Nhân dân cấp huyện thẩm địn và trình Sở phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
Theo: Báo Lao Động
Nhận xét
Đăng nhận xét