Doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm dự án nhạy cảm
Doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm dự án nhạy cảm như bất động sản, năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử...
Ngoài sở hữu bất động sản có vị trí trọng yếu mà Bộ Quốc phòng vừa chỉ ra, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đang ồ ạt thâu tóm thêm nhiều dự án của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử...
Với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) gia tăng mạnh mẽ, cùng cơ chế trải thảm đỏ, thông thoáng về thủ tục, ưu đãi đầu tư (thuế, đất đai), những năm qua, Việt Nam (VN) đã kéo được hàng loạt tập đoàn lớn, làm thay đổi bộ mặt của đất nước từ năng suất lao động, xuất khẩu, công nghệ cao. Tuy nhiên, nhiều dự án có sự góp mặt của các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc (TQ), Hồng Kông để lại nhiều rủi ro, hệ lụy và nguy cơ với an ninh quốc gia.
Trong lĩnh vực năng lượng, có thể kể đến dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) với công suất 1.240 MW, tổng mức đầu tư 1,755 tỉ USD. Dự án này hiện đã thuộc sở hữu của Công ty lưới điện Phương Nam TQ (chiếm 55% vốn), Công ty điện lực quốc tế TQ (CPIH) 40%, trong khi Tổng công ty điện lực (Vinacomin) chỉ nắm giữ có 5%.
Tại Hà Tĩnh, dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 có tổng mức đầu tư 2,187 tỉ USD, công suất 1.200 MW, cũng đã rơi vào tay Công ty One Energy Asia (Hồng Kông), sau khi công ty này thâu tóm lại cổ phần của Tổng công ty lắp máy VN (LILAMA) 25%, Công ty CP cơ điện lạnh (REE) 23%. Chưa dừng lại ở đó, tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận), Công ty One Energy cũng rót 55% vốn để kiểm soát, còn EVN nắm 29% và Tập đoàn Thái Bình Dương nắm 16% vốn.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ 4.0 khiến thị trường thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến trở thành “huyết mạch” bán lẻ, tài chính của nhiều quốc gia. Nắm được xu hướng, các đại gia TQ như Alibaba, Tencent… ồ ạt nhảy vào VN.
Như trường hợp của Tiki - sàn thương mại điện tử nằm trong tốp 10 tại Đông Nam Á. VNG hiện là cổ đông lớn nhất chiếm 24,25% vốn, tuy nhiên Tiki còn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài như JD.Com International (22,2%), Ubiquitous Traders (8,82%)… Trong đó, JD.Com International được biết với tên Jingdong có trụ sở tại Bắc Kinh, 1 trong 2 nhà bán lẻ B2C khổng lồ ở TQ. Ngoài Tiki, Shopee có sự hậu thuẫn lớn của Tencent với mức đầu tư 2.500 tỉ đồng trong năm 2019. Lazada có sự góp mặt của Alibaba với mức đầu tư hơn 4 tỉ USD trong giai đoạn 2016 - 2019 cho Lazada Đông Nam Á (trong đó có VN).
Còn nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) khác có giá trị lớn do công ty TQ tiến hành dưới dạng mua cổ phần chi phối, như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn VN để đồng sở hữu liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Thương vụ đình đám nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là vụ thâu tóm C.P VN. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở C.P VN (71%) sang cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hồng Kông. Khi đó, C.P VN đang nắm thị phần chủ yếu lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của VN.
Mua bán, sáp nhập, góp vốn hay liên doanh… là chủ trương đúng đắn trong chiến lược thu hút FDI của VN. Tuy nhiên, cuối tuần qua, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng khi trả lời cử tri bằng văn bản đã công khai cảnh báo DN TQ núp bóng người Việt, sở hữu các vị trí đất trọng yếu. Theo Bộ Quốc phòng, để sở hữu các lô đất ở TP.Đà Nẵng, người TQ chủ yếu thành lập DN liên doanh với VN. Ban đầu, người TQ góp vốn thấp hơn (người VN góp vốn chủ yếu bằng đất), DN sẽ do người VN điều hành. Sau một thời gian, người TQ tăng vốn, giành quyền điều hành DN. Do tài sản góp vốn là đất, nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người TQ.
Với các dự án, DN khác, theo quy định hiện nay của pháp luật, lĩnh vực thiết yếu, an ninh quốc phòng như điện, xăng dầu, hàng không, ngân hàng... VN vẫn khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư ngoại từ 30 - 40% đến 49%. Song, rất nhiều dự án các nhà đầu tư TQ, bằng đường vòng, lập các quỹ, pháp nhân đầu tư từ nước thứ 3, mua lại cổ phần… thâu tóm để trở thành cổ đông lớn hoặc nắm quyền kiểm soát, chi phối.
Ví dụ, tại dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh), dự án này ban đầu Chính phủ đồng ý cho CTCP nhiệt điện Vũng Áng II (VAPCO) làm theo hình thức BOT gồm 3 cổ đông với tỷ lệ góp vốn: LILAMA 25%, REE 23%, One Energy (Hồng Kông) 30%. Số cổ phần còn lại (22%) do các cổ đông khác nắm giữ. Sau đó, LILAMA đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nêu trên cho REE. Tháng 4.2018, REE tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại VAPCO cho One Energy. Cuối cùng, One Energy nắm 100% vốn tại VAPCO để triển khai dự án này.
Tương tự, dự án điện gió Biển Cổ Thạch có vốn đầu tư lên tới 4,4 tỉ USD ngoài khơi cảng Vĩnh Tân, Bình Thuận được Công ty CP đầu tư HLP (HLP Invest) đề xuất lên Thủ tướng để được làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, Tổng giám đốc HLP là cổ đông sáng lập Công ty CP điện mặt trời VSP Bình Thuận II. Vị tổng giám đốc này cùng nhóm các cổ đông của VSP Bình Thuận II, sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Công ty TNHH đầu tư Vina Solar (99%) và 2 cá nhân TQ là Wang Zhao Feng (0,5%) và Yang Yong Zhi (0,5%).
Vina Solar và nhóm nhà đầu tư TQ này đã vào VN và đặt trụ sở tại Bắc Giang, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị, linh kiện năng lượng mặt trời. Công ty TNHH đầu tư Vina Solar thuộc Tập đoàn JA Solar (TQ) đang xây dựng 1 nhà máy 280 triệu USD (hơn 6.000 tỉ đồng) tại Bắc Giang. Công ty này bị xử lý vi phạm khi xây dựng mà không tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Nguồn: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-trung-quoc-thau-tom-du-an-nhay-cam-1225152.html
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngoài sở hữu bất động sản có vị trí trọng yếu mà Bộ Quốc phòng vừa chỉ ra, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đang ồ ạt thâu tóm thêm nhiều dự án của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử...
Thâu tóm các dự án năng lượng
Với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) gia tăng mạnh mẽ, cùng cơ chế trải thảm đỏ, thông thoáng về thủ tục, ưu đãi đầu tư (thuế, đất đai), những năm qua, Việt Nam (VN) đã kéo được hàng loạt tập đoàn lớn, làm thay đổi bộ mặt của đất nước từ năng suất lao động, xuất khẩu, công nghệ cao. Tuy nhiên, nhiều dự án có sự góp mặt của các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc (TQ), Hồng Kông để lại nhiều rủi ro, hệ lụy và nguy cơ với an ninh quốc gia.
Trong lĩnh vực năng lượng, có thể kể đến dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) với công suất 1.240 MW, tổng mức đầu tư 1,755 tỉ USD. Dự án này hiện đã thuộc sở hữu của Công ty lưới điện Phương Nam TQ (chiếm 55% vốn), Công ty điện lực quốc tế TQ (CPIH) 40%, trong khi Tổng công ty điện lực (Vinacomin) chỉ nắm giữ có 5%.
Tại Hà Tĩnh, dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 có tổng mức đầu tư 2,187 tỉ USD, công suất 1.200 MW, cũng đã rơi vào tay Công ty One Energy Asia (Hồng Kông), sau khi công ty này thâu tóm lại cổ phần của Tổng công ty lắp máy VN (LILAMA) 25%, Công ty CP cơ điện lạnh (REE) 23%. Chưa dừng lại ở đó, tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận), Công ty One Energy cũng rót 55% vốn để kiểm soát, còn EVN nắm 29% và Tập đoàn Thái Bình Dương nắm 16% vốn.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ 4.0 khiến thị trường thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến trở thành “huyết mạch” bán lẻ, tài chính của nhiều quốc gia. Nắm được xu hướng, các đại gia TQ như Alibaba, Tencent… ồ ạt nhảy vào VN.
Như trường hợp của Tiki - sàn thương mại điện tử nằm trong tốp 10 tại Đông Nam Á. VNG hiện là cổ đông lớn nhất chiếm 24,25% vốn, tuy nhiên Tiki còn huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài như JD.Com International (22,2%), Ubiquitous Traders (8,82%)… Trong đó, JD.Com International được biết với tên Jingdong có trụ sở tại Bắc Kinh, 1 trong 2 nhà bán lẻ B2C khổng lồ ở TQ. Ngoài Tiki, Shopee có sự hậu thuẫn lớn của Tencent với mức đầu tư 2.500 tỉ đồng trong năm 2019. Lazada có sự góp mặt của Alibaba với mức đầu tư hơn 4 tỉ USD trong giai đoạn 2016 - 2019 cho Lazada Đông Nam Á (trong đó có VN).
Còn nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) khác có giá trị lớn do công ty TQ tiến hành dưới dạng mua cổ phần chi phối, như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn VN để đồng sở hữu liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Thương vụ đình đám nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là vụ thâu tóm C.P VN. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở C.P VN (71%) sang cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hồng Kông. Khi đó, C.P VN đang nắm thị phần chủ yếu lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của VN.
Núp bóng, đi đường vòng
Mua bán, sáp nhập, góp vốn hay liên doanh… là chủ trương đúng đắn trong chiến lược thu hút FDI của VN. Tuy nhiên, cuối tuần qua, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng khi trả lời cử tri bằng văn bản đã công khai cảnh báo DN TQ núp bóng người Việt, sở hữu các vị trí đất trọng yếu. Theo Bộ Quốc phòng, để sở hữu các lô đất ở TP.Đà Nẵng, người TQ chủ yếu thành lập DN liên doanh với VN. Ban đầu, người TQ góp vốn thấp hơn (người VN góp vốn chủ yếu bằng đất), DN sẽ do người VN điều hành. Sau một thời gian, người TQ tăng vốn, giành quyền điều hành DN. Do tài sản góp vốn là đất, nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người TQ.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty lưới điện Phương Nam Trung Quốc và Công ty điện lực quốc tế Trung Quốc đầu tư
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Với các dự án, DN khác, theo quy định hiện nay của pháp luật, lĩnh vực thiết yếu, an ninh quốc phòng như điện, xăng dầu, hàng không, ngân hàng... VN vẫn khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư ngoại từ 30 - 40% đến 49%. Song, rất nhiều dự án các nhà đầu tư TQ, bằng đường vòng, lập các quỹ, pháp nhân đầu tư từ nước thứ 3, mua lại cổ phần… thâu tóm để trở thành cổ đông lớn hoặc nắm quyền kiểm soát, chi phối.
Ví dụ, tại dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh), dự án này ban đầu Chính phủ đồng ý cho CTCP nhiệt điện Vũng Áng II (VAPCO) làm theo hình thức BOT gồm 3 cổ đông với tỷ lệ góp vốn: LILAMA 25%, REE 23%, One Energy (Hồng Kông) 30%. Số cổ phần còn lại (22%) do các cổ đông khác nắm giữ. Sau đó, LILAMA đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nêu trên cho REE. Tháng 4.2018, REE tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại VAPCO cho One Energy. Cuối cùng, One Energy nắm 100% vốn tại VAPCO để triển khai dự án này.
Bị đòi, Công ty InnovGreen đồng ý trả lại hơn 978 ha đất rừng gần biên giới
Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định cho Công ty InnovGreen Nghệ An (thuộc Công ty TNHH MTV InnovGreen, do người Trung Quốc làm chủ) thuê hơn 978,5 ha đất rừng tại xã Cắm Muộn và Nậm Nhoóng (H.Quế Phong) để trồng rừng làm nguyên liệu. Thời hạn thuê đất đến năm 2057 với mức giá thuê 500 đồng/m2. Đây là địa bàn gần khu vực biên giới Việt - Lào, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, nên thời điểm đó nhiều người dân và một số cán bộ địa phương phản đối dự án này.
Sau 10 năm thuê đất, DN này chỉ trồng cây trên diện tích 294 ha nhưng không hiệu quả và từ năm 2011 đến nay không trồng thêm cây nào. Năm 2019, UBND H.Quế Phong có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi lại diện tích này để giao cho người dân địa phương. Sau khi bị đòi đất, Công ty InnovGreen Nghệ An có văn bản trả đất và đề nghị được miễn tiền thuê đất thời gian qua.
Ngày 17.5, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết Công ty InnovGreen đã đồng ý trả lại đất cho địa phương. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng chưa rõ DN này đã thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền thuê đất hay chưa.
Khánh Hoan
Vina Solar và nhóm nhà đầu tư TQ này đã vào VN và đặt trụ sở tại Bắc Giang, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị, linh kiện năng lượng mặt trời. Công ty TNHH đầu tư Vina Solar thuộc Tập đoàn JA Solar (TQ) đang xây dựng 1 nhà máy 280 triệu USD (hơn 6.000 tỉ đồng) tại Bắc Giang. Công ty này bị xử lý vi phạm khi xây dựng mà không tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Nguồn: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-trung-quoc-thau-tom-du-an-nhay-cam-1225152.html
Nhận xét
Đăng nhận xét