Bộ GTVT: Sẽ tiếp thu, điều chỉnh đề xuất ‘xe máy phải bật đèn cả ngày’

Đại diện Bộ GTVT cho biết, đề xuất "xe máy phải bật đèn cả ngày" theo các quy tắc của Công ước Viên, tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến sẽ tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp nhất với thực tế Việt Nam.

Việc bật đèn xe máy cả ngày đang được một số nước xung quanh Việt Nam áp dụng /// Ảnh Ngọc Dương
Việc bật đèn xe máy cả ngày đang được một số nước xung quanh Việt Nam áp dụng
ẢNH NGỌC DƯƠNG
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Vụ phó Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT), cho biết Việt Nam tham gia Công ước Viên 1968 năm 2004. Tất cả các nước tham gia công ước đều phải tuân thủ các quy định chung. Vì thế, quan điểm xây dựng luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi luật GTĐB 2008 là phải nội luật hoá các luật chung của Công ước.
“Công ước áp dụng chung nên chắc chắn có những luật phù hợp với nước này nhưng không phù hợp với nước khác. Quan điểm của ban soạn thảo là đưa ra tất cả các quy định chung của Công ước, trong đó có rất nhiều nội dung chứ không riêng nội dung bật đèn. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp với Việt Nam”, ông Tùng nói.


Đại diện Bộ GTVT cũng thừa nhận, việc bật đèn cả ngày phù hợp với đặc thù một số nước hơn là Việt Nam, nhưng không phải là không phù hợp với Việt Nam, nếu đứng trên mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông, tăng nhận diện cho người khác khi lưu thông. Khi tham gia giao thông trong dòng xe hỗn hợp, xe máy được coi là yếu thế hơn, nên cần đảm bảo nhận diện để đảm bảo an toàn cho người lái xe.
Cũng theo ông Tùng, nội dung xe máy bật đèn xe cả ngày đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Nhiều người cho rằng Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng nên không phù hợp. Song, đại diện Bộ GTVT giải thích: “Đèn cos không quá nóng, không tiêu hao nhiều nhiên liệu, nhiều nước xứ nóng như Việt Nam cũng đang áp dụng quy định này”.
Theo Công ước Viên, với các xe thế hệ mới có đèn nhận diện (như đèn led, cứ nổ máy xe là đèn tự bật), nhưng các xe thế hệ cũ được cho phép bật đèn cos thay thế đèn nhận diện. “Mục tiêu là nếu luật được thông qua, các nhà sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu phải bổ sung đèn nhận diện cho xe máy”, ông Tùng nói.
Tuy nhiên, đại diện Bộ GTVT cũng khẳng định, quan điểm của ban soạn thảo là không cứng nhắc, việc nội luật hoá các quy định chung của quốc tế sẽ phải trên cơ sở phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam. Hơn nữa, quá trình lấy ý kiến để điều chỉnh cũng là căn cứ để giải trình với quốc tế vì sao tham gia Công ước nhưng chỉ áp dụng một số quy định nhất định phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Theo điều 27 của dự thảo luật GTĐB sửa đổi, các phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau) hoặc khi trời tối, khi có sương mù, thời tiết xấu bị hạn chế tầm nhìn phải bật sáng đèn chiếu xa hoặc chiếu gần, đèn sương mù (nếu có), đèn chiếu hậu, đèn định vị.
Phương tiện phải tắt đèn chiếu xa và bật đèn chiếu gần (tắt đèn pha) khi lưu thông qua các khu vực dân cư có hệ thống chiếu sáng, khi xe xin vượt chuẩn bị vượt, để không chói mắt người điều khiển phương tiện theo chiều ngược lại.
Đáng chú ý, điểm 3 điều 27 quy định, trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất, hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Nguồn: https://m.thanhnien.vn/thoi-su/bo-gtvt-se-tiep-thu-dieu-chinh-de-xuat-xe-may-phai-bat-den-ca-ngay-1221547.html?io_utm_social=fanpage

Nhận xét

XEM THÊM

Người dân có thể tra cứu chứng nhận tiêm chủng trên “Sổ sức khỏe điện tử”

Bình Dương: Giám đốc người Trung Quốc giết bạn gái, tự sát không thành khi công an truy đuổi

10 người chết, nhiều người bị chôn vùi do sập tường đang xây ở Đồng Nai