Bình Dương: Nhà hàng gọi nhân viên trở lại, sẵn sàng mở cửa khi hết lệnh giãn cách xã hội
Sau hơn 1 tháng phải đóng cửa để cùng cả nước thực hiện phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã sẵn sàng hoạt động trở lại sau khi hết lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Bình Dương là tỉnh nằm trong nhóm nguy cơ thấp được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) đánh giá và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động sau thời hạn 22/4.
Tuy nhiên, các cơ sở phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
Như vậy, sau hơn 1 tháng đóng cửa để cùng cả nước chống dịch Covid-19, nhiều chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho biết đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa hàng trở lại nếu thời gian thực hiện giãn cách xã hội được gỡ bỏ.
Ghi nhận thực tế của PV, nhiều tuyến đường có đông các cơ sở kinh doanh như tại TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An đã bắt đầu dọn dẹp, chỉnh trang lại cửa hàng, kiot để chuẩn bị hoạt động kinh doanh trở lại sau khi hết lệnh giãn cách toàn xã hội.
“Chúng tôi đang chờ văn bản chính thức từ UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép các cơ sở kinh doanh hàng hoá không thiết yếu được hoạt động trở lại. Hơn 1 tháng qua cơ sở phải đóng cửa đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho nhà hàng của chúng tôi. Tuy nhiên vì đảm bảo sức khoẻ cho mọi người nên chúng tôi phải chấp hành để cùng cả nước chống dịch covid-19”, ông H, chủ nhà hàng hải sản tại TP Thuận An chia sẻ.
Cũng theo ông H, khi nhà hàng tạm đóng cửa để chống dịch, toàn bộ nhân viên đã nghỉ việc và về quê hết, nhà hàng cũng đã hỗ trợ một phần chi phí cho nhân viên. Đến nay, nhà hàng đã liên lạc với các nhân viên quay trở lại để chuẩn bị cho ngày hoạt động trở lại và tuyển thêm khoảng 20 nhân viên nữa.
Ông H cho biết, trong quãng thời gian hơn 1 tháng qua, ông đã đếm từng ngày chờ hết thời gian cách ly xã hội để có thể mở lại nhà hàng bởi đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mỗi ngày nhà hàng đóng cửa, gia đình ông chịu thiệt hại lớn về tiền vốn nhập hàng, tiền thuê mặt bằng và lãi vay ngân hàng,...
Trong tâm trạng hớn hở, chị Hoài Thu (quê Bình Phước) cho biết, sáng nay chị được chủ quán cà phê gọi điện đến để phụ giúp dọn dẹp lại quán chuẩn bị cho ngày khai trương trở lại.
“Suốt thời gian dịch, mặc dù nghỉ việc nhưng tôi không về quê mà ở lại Bình Dương để bán hàng online. Thỉnh thoảng tôi chạy qua quán phụ giúp chủ bán đồ uống cho khách mang về, bây giờ chỉ mong dịch sẽ hết hẳn để chúng tôi còn kinh doanh kiếm sống”, chị Thu nói.
Ông Quyền (quản lý một nhà hàng tại TP Thủ Dầu Một) cho biết, từ chiều hôm qua đã bắt đầu gọi một số nhân viên trở lại làm việc, trước mắt là dọn dẹp lại hàng quán, lau bàn ghế bát đũa để chuẩn bị mở cửa trở lại. Ngay sau khi có thông báo, nhà hàng sẽ đi mua thực phẩm tươi, đội ngũ đầu bếp cũng đã sẵn sàng.
Trong tâm trạng hồ hởi vì đã nhiều ngày qua nhưng cả nước không phát hiện thêm ca nhiễm mới, anh Yên (chủ quán karaoke tại TP Dĩ An) thừa nhận đang rất hồi hộp chờ quyết định Thủ tướng và UBND tỉnh Bình Dương.
Anh Yên chia sẻ, sau khi ăn Tết xong, gia đình anh đã chi một khoản tiền lớn để cải tạo, nâng cấp lại quán karaoke. Khi mọi công việc vừa hoàn thành, chuẩn bị hoạt động lại thì có lệnh bắt buộc đóng cửa các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn khiến kế hoạch kinh doanh của gia đình phải dừng lại.
Tại cuộc họp sáng 22/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng: Đối với địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao (TP.Hà Nội) cần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg về giãn cách xã hội thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4), song cho phép Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo thẩm quyền về việc cho mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương, nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Đối với nhóm có nguy cơ: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Đối với nhóm nguy cơ thấp: Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các nhóm đối tượng này.
Nguồn: http://danviet.vn/thi-truong/binh-duong-nha-hang-goi-nhan-vien-tro-lai-san-sang-mo-cua-khi-het-lenh-gian-cach-xa-hoi-1081569.html
Bình Dương là tỉnh nằm trong nhóm nguy cơ thấp được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) đánh giá và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động sau thời hạn 22/4.
Tuy nhiên, các cơ sở phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
Như vậy, sau hơn 1 tháng đóng cửa để cùng cả nước chống dịch Covid-19, nhiều chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho biết đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa hàng trở lại nếu thời gian thực hiện giãn cách xã hội được gỡ bỏ.
Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải đóng cửa để cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: V.D
Ghi nhận thực tế của PV, nhiều tuyến đường có đông các cơ sở kinh doanh như tại TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An đã bắt đầu dọn dẹp, chỉnh trang lại cửa hàng, kiot để chuẩn bị hoạt động kinh doanh trở lại sau khi hết lệnh giãn cách toàn xã hội.
“Chúng tôi đang chờ văn bản chính thức từ UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép các cơ sở kinh doanh hàng hoá không thiết yếu được hoạt động trở lại. Hơn 1 tháng qua cơ sở phải đóng cửa đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho nhà hàng của chúng tôi. Tuy nhiên vì đảm bảo sức khoẻ cho mọi người nên chúng tôi phải chấp hành để cùng cả nước chống dịch covid-19”, ông H, chủ nhà hàng hải sản tại TP Thuận An chia sẻ.
Cũng theo ông H, khi nhà hàng tạm đóng cửa để chống dịch, toàn bộ nhân viên đã nghỉ việc và về quê hết, nhà hàng cũng đã hỗ trợ một phần chi phí cho nhân viên. Đến nay, nhà hàng đã liên lạc với các nhân viên quay trở lại để chuẩn bị cho ngày hoạt động trở lại và tuyển thêm khoảng 20 nhân viên nữa.
Ông H cho biết, trong quãng thời gian hơn 1 tháng qua, ông đã đếm từng ngày chờ hết thời gian cách ly xã hội để có thể mở lại nhà hàng bởi đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mỗi ngày nhà hàng đóng cửa, gia đình ông chịu thiệt hại lớn về tiền vốn nhập hàng, tiền thuê mặt bằng và lãi vay ngân hàng,...
Các cửa hàng, quán cafe trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã chuẩn bị cho ngày hoạt động trở lại sau lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Ảnh: V.D
Trong tâm trạng hớn hở, chị Hoài Thu (quê Bình Phước) cho biết, sáng nay chị được chủ quán cà phê gọi điện đến để phụ giúp dọn dẹp lại quán chuẩn bị cho ngày khai trương trở lại.
“Suốt thời gian dịch, mặc dù nghỉ việc nhưng tôi không về quê mà ở lại Bình Dương để bán hàng online. Thỉnh thoảng tôi chạy qua quán phụ giúp chủ bán đồ uống cho khách mang về, bây giờ chỉ mong dịch sẽ hết hẳn để chúng tôi còn kinh doanh kiếm sống”, chị Thu nói.
Ông Quyền (quản lý một nhà hàng tại TP Thủ Dầu Một) cho biết, từ chiều hôm qua đã bắt đầu gọi một số nhân viên trở lại làm việc, trước mắt là dọn dẹp lại hàng quán, lau bàn ghế bát đũa để chuẩn bị mở cửa trở lại. Ngay sau khi có thông báo, nhà hàng sẽ đi mua thực phẩm tươi, đội ngũ đầu bếp cũng đã sẵn sàng.
Trong tâm trạng hồ hởi vì đã nhiều ngày qua nhưng cả nước không phát hiện thêm ca nhiễm mới, anh Yên (chủ quán karaoke tại TP Dĩ An) thừa nhận đang rất hồi hộp chờ quyết định Thủ tướng và UBND tỉnh Bình Dương.
Anh Yên chia sẻ, sau khi ăn Tết xong, gia đình anh đã chi một khoản tiền lớn để cải tạo, nâng cấp lại quán karaoke. Khi mọi công việc vừa hoàn thành, chuẩn bị hoạt động lại thì có lệnh bắt buộc đóng cửa các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn khiến kế hoạch kinh doanh của gia đình phải dừng lại.
Nhiều cơ sở kinh doanh đã bắt đầu gọi nhân viên trở lại để chuẩn bị hoạt động vào ngày mai nếu lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Ảnh: V.D
Tại cuộc họp sáng 22/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng: Đối với địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao (TP.Hà Nội) cần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg về giãn cách xã hội thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4), song cho phép Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo thẩm quyền về việc cho mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương, nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Đối với nhóm có nguy cơ: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Đối với nhóm nguy cơ thấp: Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.
Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các nhóm đối tượng này.
Nguồn: http://danviet.vn/thi-truong/binh-duong-nha-hang-goi-nhan-vien-tro-lai-san-sang-mo-cua-khi-het-lenh-gian-cach-xa-hoi-1081569.html
Nhận xét
Đăng nhận xét